Cần phát triển nhà ở xã hội để căn bằng thị trường bất động sản

 Trong đợt dịch Covid vừa qua thị trường bất động sản dường như đóng băng, chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều sàn giao dich bất động sản đã đóng cửa và có thể là ngừng hoạt động mãi mãi. Để giải cứu thì trường thì cần có một cơ chế hợp lý để phát triển nhà ở xã hội

Tập trung nghiên cứu nhóm giải pháp cho thị trường bất động sản

Theo Hiệp hội bất động sản Hồ Chí Minh nhận thấy ở nhiều quốc gia, thậm chí là các quốc gia phát triển như Singapore, Pháp, Mỹ…đều có chính sách nhà ở xã hội, nhà ở chi phí thấp để giải quyết nhu cầu nhà ở cho những tầng lớp thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trong đó Nhà nước vẫn là vai trò chủ đạo trong việc đưa ra các quy chế, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện đặc biệt là chính sách ưu đãi tín dụng dài hạn cho những doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp.

Đối  với các nước khác thì hình thức nhà ở xã hội phổ biến ở hai dạng là: nhà ở xã hội cho thuê và nhà ở xã hội trả góp 20-30 năm, còn nước ta thì là nhà ở xã hội bán trả tiền ngay. Đây có thể là một hình phức hơi phí lý, đã bán nhà ở cho người thu nhập thấp, tài chính không nhiều mà lại đi thu tiền ngay.

Trong những năm trước thời kỳ bất động sản khủng hoảng năm 2011-2013, để giải quyết hàng tồn và tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp mua nhà thì nhà nước có bung ra gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trong đó có 21.000 tỷ đồng là hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá thấp dưới 1 tỷ đồng và 9000 tỷ đồng là hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Với mức lãi suất cho vay áp dụng năm 2013 là 6%, từ 2014-2020 là 5%.

Nhờ gói hỗ trợ đó mà chỉ sau 3 năm thị trường bất động sản đã dần hồi phục và phát triển trở lại.

Gói hỗ trợ tài chính và những kỳ vọng về hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong năm 2020 với ảnh hưởng lớn từ tình hình dịch bệnh covid, Chính phủ cũng đã đưa ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá 3.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, trong đó 1.000 tỷ đồng là phân bổ cho Ngân hàng Chính sách xã hội nhà nước và 2.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại lớn: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank. Nhờ nguồn tái cấp vốn này, 4 ngân hàng thương mại có thể huy động được 60.000 tỷ đồng để hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội từ 2020 và những năm tiếp theo.

Trong tình hình bất động sản đang bị suy giảm nhiều vì dịch bệnh thì gói hỗ trợ nhà ở xã hội này như là một gói kích cầu giúp thị trường dần bình phục trở lại hơn.

Tuy nhiên, trong quy định hiện hành có một quy định về lợi nhuận chủ đầu tư : "lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư". Điều này thực sự là bất hợp lý vì theo đó chủ đầu tư dự án sẽ bị thiệt, thậm chí là thua lỗ. Do đó cần phải xóa bỏ quy định này để khuyến khích chủ đầu tư có thể ứng dụng các tiến bộ công nghê, kỹ thuật, quản lý để vừa đảm bảo chất lượng công trình, gia tăng các tiện ích vừa tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần giám sát quy hoạch cùng như chất lượng công trình và giá bán nhà ở xã hội để đảm bảo tính công bằng, khuyến khích doanh nghiệp đưa ra các dự án chất lượng, tốt hơn.
==>Quý khách vui lòng xem thêm tại đây: Biên Hòa New City  –  Saigon Garden Riverside Village