Trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư trong và ngoài nước khu vực phía Nam với các dự án bất động sản lớn và nhiều cụm khu công nghiệp hình thành. Điều này thu hút nguồn vốn đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, áp lực quỹ đất vì nhu cầu nhà ở ngày càng tăng ở TP. Hồ Chí Minh buộc đô thị này phải bắt đầu với xu hướng mới là hình thành các đô thị vệ tinh.
Theo báo tài nguyên & môi trường thì quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050, tổng diện tích toàn vùng sẽ mở rộng đến 30.404km2, dân số năm 2030 ước tính khoảng 25 triệu người và tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%. Cùng với Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,..Long An đang trở thành tâm điểm phát triển với hàng loạt công trình giao thông là tâm điểm kết nối tỉnh này với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Điểm đáng chú ý là thời gian gần đây, chính nhờ những chính sách đầu tư thông thoáng đã thu hút nguồn vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp(KCN) ở tỉnh thành này ngày một nhiều. Điều này cũng góp phần tạo cú hích cho các nhà đầu tư, tạo điểm nhấn cho bất động sản khu vực. Hiện Long An đang có 36 khu/cụm công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 80%. Nhờ đó, Long An đang trở thành trung tâm công nghiệp – dịch vụ của ĐBSCL.Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – tài chính – công nghệ cao của TPHCM, Long An được xem như khu vực mở rộng để di dời các nhà máy công nghiệp một cách thuận tiện nhất.
Long An thu hút nguồn lao động dồi dào, nhu cầu nhà ở ngày càng lớn
Giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng kinh tế bình quân của Long An đạt 9,11%/năm, dẫn đầu khu vực ĐBSCL. Long An vốn là trung tâm kinh tế trọng điểm lại là dấu gạch nối giữa TP. HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chính vì tỷ lệ KCN cao, nền kinh tế phát triển nên thu hút lượng lớn lao động từ các tỉnh ĐBSCL, chưa kể đến khu vực miền Nam và các tỉnh thành trên cả nước ùa về. “Đất lành chim đậu”, nguồn nhân lực vô cùng dồi dào. Chưa kể đến xu hướng dãn dân đã kéo theo 1 lượng lớn lao động làm việc tại TP.HCM nhưng vẫn chọn Long An làm nơi an cư. Xuất phát từ nhu cầu ở thực khá nhiều đã làm cho bức tranh bất động sản tại Long An ngày càng trở nên sôi động.
Bức tranh hạ tầng đang ngày một phát triển
Long An có lợi thế rất lớn khi đang được đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, kết nối với các đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các chiến lược kết nối giao thông cơ bản giữa Long An và toàn vùng được thực hiện thông qua việc phát triển các tuyến đường bộ quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai TPHCM, đường sắt TPHCM – Cần Thơ…
Các mãnh ghép giao thông ngày một hiện diện rõ rệt tạo nên bức tranh hạ tầng hết sức sôi động. Điển hình như cao tốc TPHCM – Trung Lương đã hoàn thiện, hai tuyến cao tốc khác là Bến Lức – Long Thành (đang thi công) và Bến Lức – Hiệp Phước (chuẩn bị xây dựng). Mới đây nhất vào sáng 25.6, tại kỳ họp thứ nhất hội đồng nhân dân TP.HCM các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, H.Bình Chánh với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng. Ngoài các dự án do Trung ương đầu tư, tỉnh Long An cũng dồn sức đầu tư hệ thống hạ tầng tỉnh lộ với mục tiêu liên kết các vùng kinh tế động lực trong tỉnh, như đường Tân Tập – Long Hậu, đường Thủ Thừa – Bình Khánh, đường nối quốc lộ N1 – quốc lộ 62 – kênh 79. Hay tuyến đường sắt cao tốc Metro 3A từ TP.HCM đi qua Long An.
Ngoài ra đối với giao thông đường thủy, Sở Giao thông Vận tải Long An đã lên phương án thiết kế và đổ vốn đầu tư bến phà Cần Giờ – Cần Giuộc, hiện chủ trương đang chờ phê duyệt. Khi tuyến giao thông này hình thành sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối hai địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Phát triển mô hình đô thị công nghiệp sinh thái, phối cảnh KDC Garden Riverside thị trấn Thủ Thừa
Dự án Garden Riverside Thủ Thừa
Long An hội tụ các yếu tố “cần” và “đủ” để hiện thực hóa mô hình này. Sự ra đời của các khu đô thị mới hiện đại như Garden Riverside Thủ Thừa của chủ đầu tư IDTT (IDICO-CONAC ) với quy mô lên đến 26,44 hecta gắn liền xu hướng phát triển đô thị song song bảo vệ cảnh quan môi trường. Bên cạnh đó khu dân cư này còn đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết từ học tập, vui chơi giải trí cho đến chăm sóc sức khỏe, thương mại dịch vụ…
Tâm điểm đầu tư bất động sản Thủ Thừa
Thủ Thừa có nền công nghiệp nhẹ phát triển với các nhóm ngành nghề như: điện tử, viễn thông, dệt, nhuộm… là trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia – quốc tế, thu hút hàng ngàn công nhân, chuyên gia, kỹ sư đến lập nghiệp.
Nằm ở vị trí giao thương sầm uất của Long An, nơi đây là tâm điểm kết nối giữa 2 thành phố lớn bậc nhất là TP.HCM và TP. Tân An nói riêng, các tỉnh ĐBSCL
và khu vực phía Nam nói chung. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái khi được bao trọn bởi 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây hiền hòa, cùng vùng châu thổ Phù Sa màu mỡ. Nơi đây thích hợp là nơi an cư lý tưởng khi khí hậu dễ chịu, giao thoa thiên nhiên miền sông nước. Hay việc phát triển du lịch sinh thái cũng rất thích hợp.
Chưa kể đến Thủ Thừa còn nằm trên trục xương sống mạng lưới đường bộ của tỉnh Long An như tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ N2… hay tuyến N2 với điểm đầu tại Củ Chi (TPHCM) đi xuyên qua Thủ Thừa, vùng Đồng Tháp Mười đóng vai trò trục mới của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới giao thông vô cùng phát triển kết nối nhanh chóng với TPHCM.
Với nhiều lợi thế, Thủ Thừa đang thu hút nhiều công ty bất động sản đầu tư phát triển dự án. Trong đó, lễ khởi công công trình nâng cấp mở rộng đường DT 818. Đoạn từ quốc lộ 1A đến thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ngày 19/06/2019 đã dần hoàn thiện thêm cho bức tranh khu trung tâm thị trấn Thủ Thừa .Quyết Định Phê Duyệt Trung Tâm Hành Chính Huyện Thủ Thừa Mới Nhất Ngày 22/6/2021…càng làm cho Garden Riverside khẳng định Vị Thế Trên Thị Trường Long An.