Đây là nhận định của ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Cty CP Sài gòn Triển Vọng (Savista) về cách tính diện tích căn hộ chung cư gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Theo ông Dũng, hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên theo quy định chung của pháp luật để phòng tránh thiệt hại và các tranh chấp phát sinh, trong đó có việc phân định cụ thể diện tích chung, riêng của căn hộ.
Tại Điều 21, Hợp đồng về nhà ở, trong Thông tư 16/2010/TT-BXD, có quy định rõ: “Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều này còn phải ghi rõ thêm các nội dung sau đây: Phần diện tích thuộc sở hữu chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ)…”.Qua gần 4 năm thực hiện, đến nay bộ Xây dựng thấy cần chi tiết hơn để phù hợp hơn với tình hình hiện tại. Do đó, Thông tư 03 đã ra đời nó chỉ có duy nhất một cách tính diện tích căn hộ, nhằm đảm bảo tính thống nhất và đó cũng là việc bình thường trong quy trình ban hành văn bản pháp luật.
Theo ông Hồ Thanh Côn, Tổng giám đốc Cty CP Xây dựng & Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (UDEC), vẫn có thể xử dụng hai cách tính diện tích và cả hai cách này không có gì khác nhau, nhưng để cho thị trường thống nhất cũng như để cho người dân đỡ băn khoăn thì nên quy về một mối, một cách tính. Diễn giải về tính hợp lý của Thông tư 03 ông Côn cho biết: “Khi chủ đầu tư lập chi phí xây dựng dự án, thì người ta sẽ xây dựng cho diện tích bán và chi phí xây dựng cho diện tích xử dụng chung và nó được phân bổ cho giá thành căn hộ, nếu người ta có tính diện tích theo thông thuỷ hay tính theo tim tường, thì tổng chi phí cho dự án không thay đổi và tổng giá thành cũng không đổi. Vì lẽ đó mà với cách tính nào thì người dân cũng không bị thiệt”.
Thông tư 16/2010/TT-BXD bộ Xây dựng, quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Cụ thể, đã có hướng dẫn 2 cách tính diện tích để trên cơ sở đó chủ đầu tư vận dụng xác định diện tích sàn căn hộ. Theo đó, phần diện tích thuộc sở hữu chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn căn hộ mua bán được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao. “Về nguyên tắc áp dụng cách tính nào cũng không ảnh hưởng đến giá trị mua bán của căn hộ, nếu như chủ đầu tư làm đúng và thể hiện ngay từ đầu ở giai đoạn lập dự án. Tổng giá trị đầu tư của dự án sẽ được phân bổ trên tổng diện tích sàn xây dựng từ đó chủ đầu tư quyết định giá bán căn hộ trên thị trường.
Vì vậy, nếu tính theo kích thước thông thủy thì diện tích căn hộ sẽ nhỏ đi một chút nhưng đơn giá trên mét vuông lại cao hơn. Trong khi tính theo từ tim tường bao, tường ngăn chia căn hộ thì diện tích sẽ lớn hơn, nhưng đơn giá trên mét vuông cũng giảm đi tương ứng. Cái vấn đề ở đây là mức độ “chân thật” của chủ đầu tư như thế nào cũng như mức độ am hiểu của khách hàng khi đặt bút ký hợp đồng”, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Savista nhấn mạnh. Thực tế từ trước tới nay đa phần là chủ đầu tư áp dụng theo cách tính tim tường để tính giá bán cho căn hộ chung cư, vì tâm lý người mua lúc nào cũng muốn căn hộ lớn hơn và giá tiền thấp nhất có thể.
Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau; đặc biệt là việc mua nhà hình thành trong tương lai (có thể hiểu là chưa có nhà đã bán- mua), cùng đó là việc mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. TS. PHẠM SỸ LIÊM, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại Đoàn Kết.
BĐS không phải là vàng bạc, nó nằm trên đất nước mình, không ai lấy đi cả. Nhưng kinh doanh BĐS đối với người nước ngoài cũng phải có một số điều kiện nhất định, đặc biệt là BĐS ở các vùng nhạy cảm không nên cho người nước ngoài vào. Quốc tế người ta cũng làm như thế. Và ngay cả Việt Nam từ thời xa xưa cũng đã quy định vấn đề này rồi. Luật Hồng Đức thời nhà Lê đã quy định ai mà bán đất cho người nước ngoài trên biên giới thì bị xử tội chém. Những nơi nhạy cảm khác như cạnh các khu căn cứ quân sự, các trung tâm chính trị lớn thì không nên để người nước ngoài kinh doanh, mua và sở hữu nhà để bảo đảm về mặt quốc phòng an ninh.
Mặt khác nữa nhiều nước người ta không hoan nghênh trên đất nước họ có những khu vực toàn người nước ngoài ở, làm cho bản sắc dân tộc của họ tại vùng ấy bị ảnh hưởng. Tôi lấy ví dụ Thái Lan trong một chung cư người nước ngoài chỉ được mua 49% số căn hộ. Nghĩa là họ không cho một chung cư toàn là người nước ngoài ở cả. Ở Hoa Kỳ có bang cũng quy định trong một khu dân cư người nước ngoài không được chiếm quá 49%. Họ không muốn để xảy ra những tiếng nói khác, sống theo kiểu khác và cũng khó cho công tác quản lý an ninh. Hiện nay, ở Việt Nam bắt đầu hình thành các khu phố Hàn, khu phố Nhật rồi… cho nên mình phải có sự cân nhắc thật cẩn trọng