Dự án sân golf Yên Dũng, Bắc Giang: hiệu quả của việc xây dựng sân golf là gì? Ai sẽ là người hưởng lợi?

Cuộc sống yên bình tại xã miền núi Tiền Phong thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bỗng chốc bị phá vỡ bởi hàng chục chiếc máy xúc, máy ủi, xe ben ngày đêm gầm rú, rầm rộ san ủi, “nuốt chửng” đất sản xuất, nhà cửa, hoa màu của bà con nông dân để xây dựng sân golf. Tất cả thay đổi đến chóng mặt biến nơi đây thành “đại công trường”, phục vụ lợi ích của một nhóm người trong xã hội.
 

Trục lợi dự án, o ép người dân?

Dự án sân golf Yên Dũng là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Giang do Công ty Cổ phần QNK Bắc Giang làm chủ đầu tư, dự kiến cuối năm 2016 sẽ đưa sân golf đi vào hoạt động. Tuy mới khởi công xây dựng, nhưng dự án này đã bộc lộ nhiều điểm bất thường trong quá trình triển khai, thi công với hàng loạt lá đơn tố cáo về sai phạm của chính quyền địa phương và chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Tại huyện Yên Dũng, đây được xem là nơi “đỉnh điểm” của đơn thư khiếu kiện.

Với quy mô trên 183 ha, dự án sân golf Yên Dũng đặt tại hai xã Tiền Phong và Yên Lư. Công tác hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với các hộ gia đình có đất bị thu hồi được UBND huyện Yên Dũng đứng ra thực hiện.

Lạm quyền cưỡng chế, phá tan nhà dân?

Tuy nhiên, khối tài sản trên đất mà hộ dân gia đình các ông Lương Văn Thành, Lương Văn Vân và Lương Văn Nam gây dựng nhiều năm bất ngờ bị phá tan hoang, giờ thành đống phế lộn.

Điều khiến dư luận bức xúc là phải chăng chính quyền huyện Yên Dũng đã lạm quyền khi lợi dụng các thông báo của tỉnh, “bật đèn xanh” cho nhà đầu tư chặt khoảng 6.000 của gia đình ông Nam (Thành)? Trong khi, Tổ công tác GPMB chỉ gửi Thông báo số 39/TB-TNMT về việc gửi tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB cho ông Lương Văn Thành. Nghiêm trọng hơn, việc chặt hạ khoảng 6.000 cây xanh là tài sản của ông Nam (Thành), có dấu hiệu phạm tội “hủy hoại tài sản” theo Điều 143 Bộ luật Hình sự? Đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ vần đến này.

Ông Nam cho rằng, từ trước đến nay, chúng tôi vẫn tiến hành sản xuất ổn định trên phần diện tích được xã cho thuê. Khi công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa được hoàn tất, mà đã tự ý phá nhà, phá cây của chúng tôi là không được. Chúng tôi kiên quyết bám trụ sản xuất trên phần diện tích của gia đình mình.

Mập mờ thông tin, dự án thiếu minh bạch

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 01/4/2015, Tổ công tác theo Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng đã có Thông báo số 144/TB-TNMT thông báo về việc gửi vào Kho bạc Nhà nước huyện Yên Dũng tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất công ích khu hồ Bờ Tân thực hiện dự án:  Đầu tư xây dựng sân golf và dịch vụ Yên Dũng với số tiền bồi thường, hỗ trợ là 2.541.438.490 đồng.

Trước sự việc nhức nhối kể trên, phóng viên đã nhiều lần liên hệ với UBND huyện Yên Dũng để trao đổi, thậm chí để lại nội dung câu hỏi để làm rõ vấn đề, nhưng sau nhiều ngày chờ đợi, phóng viên chưa nhận được câu trả lời chính thức nào từ phía chính quyền huyện Yên Dũng.

Tan hoang đồi đất, tan nát lòng dân…

Việc triển khai dự án, dù là trọng điểm đi chăng nữa nhưng quan trọng hơn là phải lấy ý kiến của nhân dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng với người dân, phải theo quy trình dân chủ cơ sở vì họ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp trong việc thu hồi đất đai để phục vụ dự án.

Từ ngày dự án đầu tư và xây dựng sân golf và dịch vụ Yên Dũng “đổ bộ” xuống phần lớn diện tính đất lâm, nông nghiệp truyền thống của địa phương thì nhiều hộ nông dân mất đất sản xuất đã coi như mình bị kết án đói nghèo và trở nên bần cùng hoá.  Trong khi, thực chất dự án sân golf chỉ phục vụ cho người có thu nhập cao. Tuy là trò vui chơi giải trí thể dục thể thao nhưng cộng đồng dân cư không được hưởng lợi, do bị cách biệt ranh giới dự án.

Người dân bày tỏ sự lo lắng khi sân golf mới hình thành sẽ phải sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại; trong khi đó, sân golf Yên Dũng lại nằm gần nguồn nước sinh hoạt và khu dân cư, nên có nguy cơ các chất thải độc hại rất dễ chảy tràn ra lòng hồ hay thẩm thấu xuống đất về lâu dài dẫn đến hiểm họa ô nhiễm môi trường.

Theo người dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho biết, hồ chứa nước Bờ Tân là do nhân dân đắp nên hồ chứa nước, phục vụ cho sản xuất tưới tiêu cho hàng trăm mẫu lúa trong khu vực.

Không đồng ý với cách làm của UBND tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Yên Dũng, các ông Lương Văn Thành, Lương Văn Vân, Lương Văn Nam đã nhiều lần gửi đơn khiếu kiện lên các cấp ngành Trung ương đề nghị được giải quyết vụ việc theo đúng quy đinh của pháp luật.

    ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ & THÔNG TIN CHI TIẾT DỰ ÁN

    Chúng tôi sẽ gửi ngay khi nhận được thông tin của Anh/Chị. Chân thành cám ơn!

    LH Phòng Kinh Doanh: 090 139 1268