Nhiều dự án resort không có vốn mạnh bị ngưng hoạt động

Cùng là thế chấp đất, nhà xưởng thuê lại trong khu công nghiệp nhưng có nơi do dự với hợp đồng ký sau ngày 1-7-2004, có nơi không phân biệt thời điểm. Vướng mắc phát sinh từ vụ Công ty TNHH W. ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) chưa được công chứng hợp đồng Thế chấp đất, nhà xưởng để vay vốn kinh doanh. Năm 2012, Công ty TNHH W. được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận cho thuê lại đất xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, thực phẩm với thời hạn sử dụng đến năm 2047. Khi công ty làm thủ tục Thế chấp đất, nhà xưởng này thì Phòng Công chứng số 1 chưa giải quyết với lý do “việc thuê lại đất của công ty được thực hiện sau ngày 1-7-2004 (thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực) nên phải chờ xin ý kiến cấp trên”.
 

 ​


Trong công văn gửi Sở Tư pháp TP.HCM vào tháng 6-2013, Phòng Công chứng số 1 nêu ý kiến: Theo phòng thì có thể thực hiện việc chứng nhận hợp đồng thế chấp cho cả hai trường hợp trước và sau ngày 1-7-2004. Bởi lẽ dù Luật Đất đai năm 2003 không quy định cho thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuê lại đất trong khu công nghiệp sau ngày 1-7-2004 mà đã trả tiền thuê cho cả thời gian thuê lại nhưng Thông tư 01/2005 của Bộ TN&MT không loại trừ trường hợp này (không phân biệt thời điểm thuê trước hay sau ngày 1-7-2004). Lại nữa, trước ngày 25-2-2013 (ngày Nghị định 04/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng có hiệu lực), hợp đồng thế chấp có nội dung nêu trên đã được ban quản lý các khu công nghiệp chứng nhận và được đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều đáng nói là nếu TP.HCM “chờ chỉ đạo” thì nhiều tỉnh vẫn công chứng các hợp đồng Thế chấp đất, nhà xưởng thuê lại trong khu công nghiệp. Tại Long An, sau một thời gian tạm dừng xử lý do có công văn của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm không cho đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của một công ty thuê lại đất năm 2009 thì giờ đã giải quyết bình thường. Cụ thể, tháng 11-2012, Sở TN&MT tỉnh này đã xin ý kiến Bộ TN&MT về việc công chứng hợp đồng Thế chấp đất, nhà xưởng và Bộ đã trả lời là nghiên cứu áp dụng Thông tư 01/2005. Ngày 20-9-2013, sở này đã có văn bản cho phép các tổ chức hành nghề công chứng tiếp tục công chứng hợp đồng Thế chấp đất, nhà xưởng không phân biệt thời điểm thuê lại đất trước hay sau ngày 1-7-2004.

Tương tự, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khi công chứng các hợp đồng Thế chấp đất thuê trong khu công nghiệp, các tổ chức hành nghề công chứng không phân biệt thời gian thuê đất. Ông Hoàng Văn Hưởng, Trưởng Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết: Tỉnh chưa có trường hợp nào vướng mắc khi công chứng thế chấp quyền sử dụng đất thuê trong khu công nghiệp. “Tuy nhiên, nếu trường hợp đất thuê trả tiền hằng năm thì không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê đó mà chỉ được thế chấp quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất như dây chuyền máy móc, công trình xây dựng, nhà xưởng. Còn trả tiền một lần thì được thế chấp giá trị còn lại tại thời điểm đó” – ông Hưởng nói.

Sau khi Chính phủ chấp thuận dừng đầu tư cảng Kê Gà, các nhà đầu tư resort tại khu vực này cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi dự án dở dang mà trước đó họ buộc phải dừng lại để nhường chỗ cho dự án cảng nước sâu. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, nhiều chủ đầu tư dự án resort bị thiệt hại cho biết họ vẫn giữ ý định tiếp tục đầu tư dự án resort và chuẩn bị kế hoạch tái khởi động việc xây dựng sau khi được bồi thường thỏa đáng.

Ông Nguyễn Đức Đăng Toàn, chủ đầu tư dự án Resort Thế Giới Xanh, cho biết đã đưa ra mức thiệt hại yêu cầu được bồi thường là 89 tỉ đồng. Khu du lịch Thế Giới Xanh nằm trong số các dự án resort bị thiệt hại nặng nhất khi đang hoạt động đón khách thì bị buộc phải ngưng hoạt động từ tháng 12-2007 đến nay. Trong khi đó, đại diện khu du lịch Thành Đạt đưa ra mức yêu cầu bồi thường là 15 tỉ đồng và có ý tiếp tục đầu tư dự án resort bị bỏ dang dở nhiều năm qua.

Theo thông tin mới nhất mà Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online thu thập được, Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận sẽ thẩm định, xác định giá trị tài sản thiệt hại của 12 dự án khu du lịch tại khu vực Kê Gà do trước đây được yêu cầu phải dừng để thực hiện dự án xây cảng Kê Gà. Ông Nguyễn Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, xác nhận với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng chính quyền tỉnh sẵn sàng cấp phép cho nhà đầu tư các dự án resort tại khu vực Kê Gà tiếp tục xây dựng, phát triển du lịch nếu nhà đầu tư yêu cầu.

Xem các dự án có thể đầu tư : Cam Ranh Mystery Villas | Cát tường phú sinh | Căn hộ vision bình tân

Vào ngày 7-3 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 1166/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý dừng đầu tư cảng Kê Gà theo kiến nghị của Bộ Công Thương. Ông Tăng Việt Cường, Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận, nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng công tác thẩm định để xác định thiệt hại sẽ được Sở Tài chính và chủ đầu tư dự án resort bị thiệt hại cùng thỏa thuận trước ngày 20-3 tới.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức đánh giá bồi thường thiệt hại cho các dự án bị thu hồi đất phục vụ dự án cảng Kê Gà và chi trả bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Theo Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận Tăng Việt Cường, sau khi kiểm kê thiệt hại, chính quyền tỉnh Bình Thuận sẽ ngồi lại với chủ đầu tư 12 dự án du lịch để chốt mức bồi thường, sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chuyển cho TKV chi trả bồi thường thiệt hại.

    ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ & THÔNG TIN CHI TIẾT DỰ ÁN

    Chúng tôi sẽ gửi ngay khi nhận được thông tin của Anh/Chị. Chân thành cám ơn!

    LH Phòng Kinh Doanh: 090 139 1268